Canalblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
Publicité
Alain.R.Truong
Alain.R.Truong
Publicité
Visiteurs
Depuis la création 50 901 470
Archives
Newsletter
Alain.R.Truong
19 juillet 2009

Trương Văn Bền – người đi tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu

Encore un article, ils se recopient tous les uns, les autres. IL faut que je prenne le temps de rectifier certaines erreurs...

Trương Văn Bền sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công ở Chợ Lớn vào năm 1883. Từ bé, ông đã quen với cảnh mua bán tấp nập. Năm 31 tuổi, ông lập một đồn điền cao su nhỏ ở Thủ Đức; sau đó, ông lập công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười. Ông cũng hợp tác với Viện nghiên cứu Nông nghiệp Đông Dương trong việc sản xuất mỗi năm khoảng 30 tấn dầu thông và hàng trăm tấn tùng hương… Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõ một trong những tiềm năng kinh tế Việt Nam còn bị lãng quên là cây dừa. Từ năm 1918, ông Bền đã lập xưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xà bông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn.
Những năm 1920 – 1930, ở Chợ Lớn chỉ có các lò nấu nhỏ sản xuất xà phòng, giá không đắt nhưng chất lượng kém. Người Sài Gòn ưa chuộng các sản phẩm xà bông thơm nhập khẩu từ Marseille (Pháp) nên hay gọi là “xà bông Mạc-xây”.
Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại “Quai de Cambodge” (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Tận dụng nguyên liệu có sẵn, ứng dụng kỹ thuật mới, Trương Văn Bền đã đưa ra những sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả phải chăng. Thêm vào đó, ông lại rất chú trọng đến việc quảng cáo và khuếch trương thương hiệu. Trên hộp xà bông của hãng là hình một trong những mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn lúc bấy giờ là cô Ba. Xà bông cô Ba xuất hiện trên khắp các báo chí với lời kêu gọi: “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” và “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”. Đặc biệt trong các cuộc triển lãm, gian hàng của công ty luôn tạo ấn tượng cho khách bởi mô hình cục xà bông khổng lồ và giá cả sản phẩm rẻ hơn bình thường đến 25%. Hơn thế, ông còn tìm cách đưa hình ảnh sản phẩm vào khắp các loại hình nghệ thuật được người Việt ưa thích lúc bấy giờ như ca vọng cổ, thơ lục bát…
Nhiều giai thoại kể lại rằng người đàn bà in hình trong cục xà bông thơm và nhãn hiệu đó chính là người vợ thứ của ông Bền. Một nguồn tin đồn khác kể lại “Cô Ba” chính là con gái Thầy Thông Chánh ở Trà Vinh, người đàn bà đẹp vào bậc nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ XX. Cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh “Cô Ba”, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình bán chạy. Đó là cách mà ngày nay chúng ta gọi là xây dựng hay quảng bá thương hiệu.
Với những bước đi hợp lý, xà bông cô Ba dần đánh bại xà bông Pháp, nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, châu Phi…. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Xuân 1939, ông Bền đã hé lộ cho độc giả thời đó những bí quyết thành công của mình: “Bất cứ việc gì, trước khi làm mình phải biết rõ việc ấy. Người Tây trước khi làm việc gì họ cũng học trước cả. Cho đến một việc đứng bán hàng, ta cho là tầm thường và tưởng ai ai cũng có thể làm được, nhưng đối với họ đó là việc quan trọng, cũng có sách có trường dạy hẳn hoi, dạy từ cách tiếp khách, khoe hàng làm sao cho người khách mua rồi còn trở lại (…). Như tôi đây cơ sở vững vàng rồi mà ngày nào cũng tìm sách, tìm báo đọc thêm (…). Sức khỏe, sự học hỏi, sự bền chí là những điều kiện của sự thành công”.
Với sự ra đời của hãng xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam hãnh diện có được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai.
Trong thương trường, ông Bền có chủ trương riêng để tạo uy tín là phải giữ phẩm chất tốt, bền bỉ. Ông nhìn xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt, ăn xổi ở thì. Mặc đầu có địa vị cao trong xã hội, nhưng ông Bền không tự mãn. Ông luôn luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp qua Pháp. Khi máy giặt được phát minh và nhập về Việt nam, ông Bền cũng liền sản xuất loại bột giặt để thích ứng ngay. Loại bột giặt Viso của ông Trương Văn Khôi, và bột giặt “Việt Nam” của hãng xà bông Trương Văn Bền (lúc đó đổi thành hãng xà bông Việt Nam), có đủ sức cạnh tranh với bột giặt của Mỹ nhập cảng.
Là một doanh nhân thành đạt và giàu có, Trương Văn Bền chưa bao giờ là một quan lại đúng nghĩa, dù ông có tham gia một số vị trí trong chính quyền thực dân ở Nam Kỳ (chẳng hạn chức vụ Hội đồng Quản hạt từ năm 1918 – 1943 chỉ mang tính tượng trưng). Ngoài ra, Trương Văn Bền tham gia một số tổ chức kinh tế như Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Nam Kỳ 1932 – 1941, Hội viên Hội đồng Canh nông từ 1922, Hội viên Hội đồng Kinh tế lý tài Đông Dương từ 1929, Hội viên Hội đồng Quản trị Thương cảng Sài gòn từ 1924, Hội viên Hội đồng Quản trị lúa gạo Đông Dương, Hội viên Hội đồng sản xuất kỹ nghệ từ năm 1941…
Trong ký sự Một tháng ở Nam Kỳ (năm 1918), nhà báo Phạm Quỳnh có viết: "Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông, ngõ hầu chiếm được phần to trong trường kinh tế nước nhà và thoát ly được cái ách người Tàu về đường công nghệ thương nghiệp…"
Xem ra, cái mong mỏi đó không chỉ là của ông Phạm Quỳnh mà còn của nhiều người Việt Nam khác, không chỉ cách đây gần 100 năm mà ngay cả bây giờ!

Publicité
Publicité
Commentaires
T
Salut Alain, <br /> je t'ai envoye 2 emails t'a recu ? ce sont des info sur les colliers des graines de la foret.. je voudrai nous aider dans le marketing des produits aussi tu pourra untiliser ces diverse graines pour un design quelqye ce soit?<br /> merci bien<br /> Tam (ancien LMC)
Répondre
Publicité